Nồm ẩm là hiện tượng thời tiết đặc trưng ở khu vực miền Bắc nước ta. Nồm ẩm sẽ là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển, làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của các thành viên trong gia đình, đồng thời làm cho trần, tường nhà xỉn màu và ố vàng. Chính vì thế, bạn phải tìm hiểu ngay cách khắc phục tình trạng nhà bị nồm hiệu quả bằng những giải pháp hiệu quả dưới đây.
1. Thời gian nồm ẩm diễn ra tháng mấy, kéo dài bao lâu?
Thời tiết nồm ẩm sẽ diễn ra phổ biến ở khu vực miền bắc đặc biệt là Hà Nội từ tháng 2 đến tháng 4 hàng năm. Thời gian mỗi đợt nồm kéo dài vài ngày nhưng cũng có khi kéo dài cả vài tuần. Chỉ khi nào gió mùa đông bắc tràn về thì mới có thể chấm dứt hoặc thay đổi được hiện trạng thời tiết khó chịu đó.
Hiện tượng nồm sẽ diễn ra cao điểm trong tháng 3, trung bình chỉ trong tháng đó sẽ có 4-5 đợt nồm ẩm dài ngắn khác nhau diễn ra.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng ẩm ướt dấp dính này là do nhiệt độ sàn nhà thấp hơn nhiệt độ không khí. Trong khi không khí chứa rất nhiều hơi nước nên sẽ ngưng tụ lại thành sương làm sàn nhà đọng lấm tấm gọt nước khi tiếp xúc
2. Nhà bị nồm ẩm có ảnh hưởng gì đến sức khỏe, sinh hoạt hàng ngày?
Nồm ẩm — một hiện tượng thời tiết đặc trưng của khu vực miền Bắc trong giai đoạn giao mùa là trời nồm. Đây là điều kiện để độ ẩm của không khí tăng cao, gây cảm giác khó chịu, mệt mỏi cho cơ thể. Hơn thế, nồm ẩm còn gây ra những mối nguy hiểm đáng lo cho sức khỏe của từng thành viên trong gia đình.
Nồm ẩm làm sàn nhà đọng nước, trơn trượt cao.
Trần, tường nhà cũng bị xỉn màu, ẩm mốc, ố vàng. Đây là nơi ẩn chứa mầm bệnh, tạo điều kiện tốt cho các vi-rút, vi khuẩn, nấm mốc phát triển, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, đặc biệt là bệnh viêm mũi họng cấp tính, viêm phế quản cấp, viêm phổi, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, một số bệnh ngoài da và gia tăng tình trạng dị ứng.
Nồm ẩm cao có thể làm kích thích xuất hiện các đợt bùng phát và làm tăng mức độ trầm trọng của một số bệnh đường hô hấp mạn tính như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản. Ngoài ra, ở các nhà xưởng, khi độ ẩm cao rất dễ gây chập cháy.
3. Bí quyết khắc phục tình trạng nhà bị nồm
3.1 Bịt kín các kẽ hở trong nhà.
Không chỉ luôn đóng cửa chính và cửa sổ mà các kẽ hở trong nhà bạn cũng cần bịt kín chúng lại. Nó sẽ giúp hạn chế không khí ẩm tràn vào nhà gây ẩm ướt khó chịu thêm
3.2 Sử dụng điều hòa chế độ khô
Nếu nhà bạn có điều hòa 2 chiều hãy chọn chế độ khô hút ẩm. Đây là cách giúp hút bớt hơi nước ra khỏi phòng và giúp phòng thông thoáng khí. Những gia đình có trẻ nhỏ và người già thì sử dụng hình thức này sẽ đảm bảo.
3.3 Sử dụng máy hút ẩm
Máy hút ẩm tính hiệu đang đứng đầu trong các cách chống nồm hiện nay. Vì thế nếu gia đình bạn có điều kiện hoặc có trẻ nhỏ thì đầu tư 1 chiếc máy này sẽ rất hữu hiệu.
3.4 Không bật quạt
Gió hút không khí ẩm và khiến ngôi nhà của bạn càng trở nên ẩm ướt hơn. Thế nên không nên bật quạt nếu không muốn nhà đã ướt lại càng thêm ướt trong ngày nồm ẩm.
3.5 Nên lau nhà bằng giẻ khô
Hãy dùng giẻ khô, sạch để lau nước trên nền nhà. Nếu thực sự cần lau dọn nên dùng khăn cotton vắt thật kĩ rồi mới lau sau đó dùng giẻ khô và sạch để lau lại ngay lập tức.
3.6 Chống ẩm mốc cho tủ bếp, tủ quần áo, góc nhà
Thời tiết ẩm quần áo sẽ luôn có cảm giác khó chịu chưa kể đến còn có mùi hôi khó chịu. Các góc tường thì ẩm mốc xuất hiện. Để giảm thiểu điều này các bạn có thể mua các hộp hút ẩm của Nhật Bản hoặc Hàn Quốc với giá thành chỉ mấy chục đồng 1 hộp. Hộp hút ẩm này chứa các hạt hút ẩm nó sẽ chuyển thành dạng gel rất sạch sẽ và tiện lợi.
3.7 Chống mốc và khử khuẩn cho đồ dùng bằng nước nóng
Đồ dùng bát đĩa đặc biệt là được làm từ gỗ hoặc tre thì cũng rất dễ bị mốc trong những ngày nồm ẩm như này. Bởi vậy để hạn chế tình trạng này sau khi rửa bát xong các bạn sẽ tráng lại bằng nước nóng rồi hãy xếp lên trạng bát cho khô nhé. Đặc biệt nếu gia đình bạn có máy sấy bát đĩa thì sẽ hữu hiệu hơn bao giờ hết.
3.8 Để đồ điện tử ở chế độ chờ
Các sản phẩm điện tử cũng sẽ dễ hỏng hoặc bị chập cháy trong tiết trời nồm ẩm như này. Vì thế bạn hãy để các thiết bị hoạt động thường xuyên hoặc bật ở chế độ chờ để hạn chế sự ảnh hưởng của hơi ẩm. Những đồ dùng như máy ảnh, laptop ít sử dụng đến thì nên cho vào hộp giấy hoặc các túi chống ẩm và cất đi.
3.9 Sử dụng tinh dầu thơm
Tinh dầu thơm sẽ giúp hạn chế các mùi ẩm mốc, hôi hám khó chịu trong thời tiết ẩm ướt nư này. Bạn có thể sử dụng các loại tinh dầu như hương lavaneder, chanh xả để giúp căn nhà luôn có mùi thơm dễ chịu.
3.10 Thắp nến trong nhà để giảm độ ẩm không khí
Thắp nến là một biện pháp rất thú vị mà bạn nên thử nhé. Sử dụng các loại nến thơm để thắp vừa làm giảm độ ẩm, giảm mùi hôi trong nhà mà còn lãng mạn nữa nhé. Đây là cách ít người chú ý nhưng lại rất hiệu quả. Nó giúp phòng bạn thêm khô ráo mà cũng khiến tinh thần bạn thỏa mái.
Với những bí quyết mẹo nhỏ khắc phục tình trạng nhà bị nồm noithattotdep.net vừa gợi ý trên đây hy vọng nó sẽ giúp nhà cửa bạn khô thoáng và dễ chịu hơn.