Không gian chật hẹp cũng không thể làm khỏa lấp đi niềm đam mê bất tận với kiến trúc của bạn. Bàn ăn thông minh treo tường chính là giải pháp hữu hiệu giúp bạn mở rộng không gian và thỏa mãn khát khao của mình. Dưới đây là những thông tin mới nhất về bàn ăn thông minh treo tường năm 2020 mời bạn tìm hiểu nhé!
1. Khi nào nên chọn bàn ăn thông minh treo tường?
Với sự phát triển nhanh chóng của ngành nội thất hiện nay, bàn ăn treo tường ra đời ngày càng nhiều chức năng, mẫu mã. Bàn ăn treo tường được tận dụng trong nhiều hoàn cảnh, mục đích khác nhau. Vậy khi nào nên chọn bàn ăn treo tường:
- Khi diện tích không gian bếp eo hẹp: Lựa chọn một chiếc bàn ăn gắn tường giúp tối ưu không gian tuyệt đối. Khi không sử dụng hoàn toàn có thể treo lên tường, vô cùng gọn nhẹ mà không hề chiếm diện tích.
- Khi gia đình có từ 2-4 người: Bàn ăn treo tường thường hiệu quả nhất trong các gia đình ít người. Có thể là các cặp vợ chồng mới cưới muốn tận hưởng cảm giác lãng mạn mà không có quá nhiều diện tích. Những gia đình có con nhỏ, việc sử dụng bàn ăn treo tường còn giúp trẻ có không gian vui chơi, an toàn tuyệt đối.
- Khi bạn yêu sự đơn giản, gọn nhẹ: Những chiếc bàn treo tường còn tận dụng làm bàn làm việc cực kỳ tuyệt vời, vừa tạo ra không gian riêng tư giúp bạn tập trung cao độ mà không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
2. Tổng hợp các mẫu bàn ăn treo tường thông minh đang được săn đón
2.1 Bàn ăn gắn tường gập, không chân, có bản lề
Đây là kiểu bàn ăn không chân, một phần mặt bàn gắn với tường, phần còn lại được liên kết bởi một bản lề. Đặc tính này cực kỳ tiện lợi trong quá trình sử dụng, không gây cản trở trong sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, kiểu bàn này khá nhỏ, chỉ phù hợp cho 1-2 người và dành cho những căn nhà không có khu bếp riêng.

2.2 Bàn ăn thông minh treo tường có chân một phía
Đây là kiểu bàn khá phổ biến trong nội thất chung cư. Một cạnh bàn được gắn với tường, mặt bàn dưới gắn vuông góc với chân ghế. Kích thước bàn này sẽ dùng được cho gia đình nhiều người hơn từ 2-4 người. Với thiết kế gọn nhẹ, bàn ăn treo tường có chân một phía vô cùng tiện ích trong quá trình sử dụng.


2.3 Bàn ăn treo tường có chân 2 phía
Những bàn kiểu này thường linh hoạt hơn bàn ăn gắn cố định với tường. Bạn hoàn toàn có thể tháo gỡ và đặt nó ở bất kỳ nơi đâu trong căn nhà của mình. Chức năng kéo dài giúp cho những buổi hẹn hò cuối tuần trở nên suôn sẻ hơn.

2.4 Bàn ăn thông minh gắn tường trượt
Đây là một ý tưởng khá hay trong thiết kế bàn gắn tường. Với những nhà có người già thì việc kéo bàn ra sẽ dễ hơn hạ bàn trên tường xuống rất nhiều. Số lượng người có thể sử dụng cho bàn ăn từ 4-6 người, phù hợp hầu hết với những gia đình hạt nhân trẻ hiện nay.

2.5 Bàn tích hợp ghế gắn tường
Bàn ghế ăn gắn tường được mệnh danh là một trong những bộ bàn ghế có tính nghệ thuật cao. Phù hợp với các gia đình trẻ, yêu thích phong cách mới lạ. Tuy nhiên, những gia đình có người già và trẻ nhỏ cũng nên xem xét, vì sẽ hơi khó sử dụng.

3. Một số lưu ý để bố trí bàn ăn phù hợp với không gian nhà
3.1 Chọn vị trí lắp đặt phù hợp
Tùy vào mục đích sử dụng mà sẽ có một vị trí phù hợp cho bạn.
- Với mục đích phục vụ bữa cơm gia đình: Hãy chọn một nơi thoáng mát, đủ ánh sáng để mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu nhất nhé. Một lưu ý nhỏ là hãy đặt chiếc bàn ăn gần khu nấu nướng để tránh bất tiện trong khi di chuyển cũng như bày biện thức ăn. Bạn nên tránh một số vị trí mang ý nghĩa phong thủy không tốt như: đối diện nhà vệ sinh, dưới thanh gầm,..
- Với mục đích tạo không gian làm việc: Chọn một vị trí gần ban công hay cửa sổ sẽ giúp bạn không bị ảnh hưởng và tập trung cao độ hơn. Ngoài ra, những nơi này ánh sáng vừa đủ, không khí trong lành sẽ tác động tích cực tới hiệu quả công việc của bạn.
3.2 Các bước lắp đặt bạn không thể bỏ qua
- Bước 1: Đánh dấu vị trí gắn bàn: Để cố định bàn vào bề mặt tường một cách chuẩn chỉnh nhất bạn nên dùng thước để đo chiều cao muốn đặt. Sau đó đánh dấu vị trí 2 đầu và vị trí giữa cạnh bàn sẽ tiếp xúc trực tiếp với tường. Từ đó bạn sẽ xác định được vị trí đặt thanh đỡ phù hợp nhất.
- Bước 2: Khoan lỗ đinh: Xác định các vị trí khoan lỗ đinh một cách cân đối nhất. Lưu ý khoan dứt khoát tránh làm lỏng ốc vít.
- Bước 3: Lắp đặt chân ghế: Đặt thanh đỡ lên tường vào vị trí vừa xác định, sau đó cho đinh các vị trí trên thanh đỡ, và xoáy chặt ốc lại.
- Bước 4: Lắp đặt mặt bàn: Đặt mặt bàn lên giá đỡ vừa khoan, căn chỉnh cân đối nhất. Sau đó khoan từ dưới lên để cố định mặt bàn với thanh đỡ.
Như vậy, chỉ với 4 bước cực kỳ đơn giản là bạn có thể lắp một chiếc bàn ăn gắn tường cực kỳ chắc chắn rồi. Hãy đảm bảo là các vị trí gắn bàn thật cân đối, xoáy thật chặt các ốc vít để tăng độ chịu lực của bàn bạn nhé!
KẾT LUẬN
Tóm lại, với những thông tin Noithattotdep.net chia sẻ, bạn đọc đã có những hiểu biết nhất định về bàn ăn thông minh gắn tường. Đây thực sự là một ý tưởng tuyệt vời cho những căn nhà nhỏ, giải quyết được hầu hết những khó khăn khách hàng đang gặp phải. Hy vọng với những chia sẻ ở trên, bạn đọc sẽ tìm được một thiết kế phù hợp cho căn bếp nhỏ của mình.
Mời bạn đọc tham khảo thêm các mẫu bàn ăn mẫu mới tại đây: >>> https://luxfuni.com/danh-muc/ban-an/ban-an-thong-minh/